logo

Hàn Quốc nghĩ gì về các cặp song sinh thời xưa: có phải là điềm gở?

Ở Hàn Quốc cổ đại, các cặp song sinh được coi là điềm gở?

Yeong
2 years ago

Xin chào! Chúng mình là Creatrip! Cùng khám phá Hàn Quốc với chúng mình nhé!

Bạn có phải fan của bộ phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc "Luyến mộ" (연모) đang chiếu trên Netflix không?

Trong phim, do Hoàng hậu sinh đôi một công chúa và một hoàng tử nên nhà vua quyết định từ bỏ công chúa để hoàng tử sau này có thể lên ngôi.

Nhìn vào bối cảnh của câu chuyện, hẳn ai cũng sẽ tò mò rằng liệu ở Hàn Quốc thời xưa có giống trong phim, coi các cặp song sinh là điềm gở hay không? Cùng chúng mình tìm hiểu nha~


Cặp song sinh trong lịch sử Hàn Quốc

Insu, the Queen Mother

Trên thực tế, có rất nhiều ghi chép về các trường hợp sinh đôi hoặc đa sinh trong các tài liệu lịch sử của Hàn Quốc. Nhìn lại thông tin, vào thời điểm đó, bất kể triều đại Joseon hay Goryeo, những gia đình sinh nhiều con giúp tăng dân số của đất nước đều được thưởng.

Ví dụ, năm 1642, thời vua Injo trị vì Joseon, có ghi chép rằng một hộ gia đình ở Suncheon, tỉnh Jeolla, sinh ba trai nên đã được vua thưởng gạo. Hay năm 1654, trong triều đại Joseon của vua Hyojong, cũng có 1 gia đình sống ở huyện Cheonan, tỉnh Chungcheong và 1 gia đình ở Samcheok, tỉnh Gangwon cũng đã sinh 3 và cũng được thưởng gạo.

Trừ trường hợp sinh ba, nếu sinh nhiều hơn sẽ được nhà nước trợ cấp nuôi dạy con cái.


Từ xưa đến nay, kỷ lục sinh nhiều nhất ở Hàn Quốc là vào thời kỳ Silla năm 193, khi một phụ nữ sống ở Gyeongju sinh bốn trai một gái. Kỷ lục sinh bốn con có 3 lần trong thời Silla thống nhất và 5 lần vào thời Joseon. Kỷ lục sinh ba là 151 lần chỉ tính riêng thời Joseon.

Dưới thời trị vì của vua Munmu (năm 661 - năm 681) thời kỳ Silla thống nhất, một món quà gồm 200 bao thực phẩm đã được trao cho bà mẹ sống ở Hanjibu (한지부, người đã sinh một lúc 3 trai và 1 gái). Số lượng này là xấp xỉ 40 triệu won theo thuật ngữ hiện đại, là số tiền khổng lồ mà phụ nữ thời đó không thể kiếm được trong suốt cuộc đời làm việc.

Triều đại vua Sejong của Joseon hơn 800 năm sau (1418 ~ 1450), thu hoạch cả năm bao gồm cả gạo và đậu nành chỉ là 10 bao. Mặc dù vậy, nhà nước vẫn tiếp tục cung cấp gạo và ngũ cốc, tương đương với tiền lương hàng năm của một quan chức cấp chín, cho 2 gia đình sinh ba.

Theo quan điểm này, Hàn Quốc không coi sinh đôi và sinh đa là biểu tượng của sự kém may mắn như trong bộ phim truyền hình "Luyến mộ" của Hàn Quốc, mà thay vào đó nhà nước còn khuyến khích và tặng thưởng.

Nhưng tại sao không có ghi chép về các cặp song sinh trong gia đình hoàng thất ở Hàn Quốc thời xưa?


Tại sao hoàng thất không có sinh đôi?

Trong “Luyến mộ”, việc sinh ra một cặp song sinh được coi là điềm gở, bởi hai đứa trẻ có ngoại hình giống nhau, một trong hai sẽ trở thành vua trong tương lai, điều này có thể khiến người dân hoang mang rằng có hai vị vua, gây náo loạn, bất ổn trong đất nước. Nhưng có thực sự như vậy không?

Không có cơ sở ghi chép nào chính thức về điều này, bởi vì người ta cho rằng trong hồ sơ hoàng thất, ngay cả khi Hoàng hậu thực sự sinh đôi, để ngăn chặn các quan chức viết sử và khiến các thế hệ sau nghi ngờ tính hợp pháp của kế vị ngai vàng, nó sẽ không được ghi lại. 

Đến hiện nay, có cặp song sinh trong hoàng thất được ghi lại trong các sự kiện lịch sử là khi Hoàng hậu Moonjeong mang thai đôi với vua Joongjong triều đại Joseon. Thật không may, cặp song sinh này đã bị sẩy thai.

Vì vậy, việc nói cặp song sinh ở trong hoàng thất là điềm gở thực chất chỉ là suy đoán.


Ghi chép lịch sử về các cặp song sinh

Mặc dù nhà nước thưởng cho những người sinh nhiều. Nhưng nhìn chung, sinh đôi vẫn là một câu chuyện khó hiểu trong lịch sử quá khứ của Hàn Quốc.

Vào một ngày năm 1533 (năm thứ 28 của vua Jungjong), một người phụ nữ sinh ba tại gia đình nhà Seo (서성정), mà trong “Sử ký của triều đại Joseon” kể rằng những đứa trẻ sinh ra đều là người và đầu chó. Thật không thể tin được và cho đến thời điểm hiện tại, câu chuyện này vẫn còn là một ẩn số.

Như vậy, theo lịch sử, thứ nhất, cặp song sinh đầu tiên được ghi nhận được xác định là "sinh ba". Thứ hai, hầu hết những người sinh đa con đều là dân thường.

Những người dân thường chọn báo cáo với nhà nước rằng họ đã sinh đa con hầu hết là vì họ không thể trang trải chi phí nuôi dạy con cái, vì vậy họ cần phải báo cáo với nhà nước để xin hỗ trợ.

Theo ghi chép, phần thưởng lương thực cho gia đình sinh đa con thời Joseon trong giai đoạn đầu đã giảm từ 10 bao xuống 7 bao và 5 bao, cuối cùng chỉ ghi phần tặng lương thực (곡식 하사) mà không ghi rõ chi tiết.

Trên đây là một số tổng hợp và phân tích của chúng mình về lịch sử và quan niệm đối với song thai, đa thai ở Hàn Quốc thời cổ đại. Không có bằng chứng nào ghi rằng việc mang song thai là điểm gở như trong bộ phim truyền hình 'Luyến mộ'. Bạn có quan điểm nào khác không?

Hy vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Creatrip qua email help@creatrip.com. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết sau! Theo dõi Creatrip để nhận được những thông tin mới nhất nhé!

Bài Viết Nổi Bật

Bài Viết Nổi Bật