logo

Tất tần tật những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Chỉ sinh viên năm nhất mới mặc áo trường? MT là gì? Lễ kỷ niệm trường chi hàng trăm triệu?

정영여영이
3 years ago

Xin chào! Chúng mình là Creatrip! Cùng khám phá Hàn Quốc với chúng mình nhé! 

Hàn Quốc lại đến mùa tựu trường! Tháng 9 là thời điểm bắt đầu học kỳ 2 ở Hàn Quốc, khác với ở Việt Nam, học kỳ 1 bắt đầu vào tháng 9. Rất nhiều bạn tò mò về cuộc sống của sinh viên đại học ở Hàn Quốc sẽ như thế nào đúng không?

Bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật về văn hoá sinh viên ở các trường đại học ở Hàn nha! 


Áo khoác bóng chày 
đồng phục đại học ở Hàn Quốc

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Khi đến Hàn Quốc, nhiều người sẽ thấy sinh viên đại học đi trên đường mặc áo khoác bóng chày của trường. Ở một mức độ nào đó, đây có thể coi là đồng phục sinh viên của trường. Hầu như trường nào cũng đặt làm  áo khoác bóng chày cho sinh viên có thể tự do mua.

Trên thực tế, ban đầu là do tỷ lệ nhập học ở các trường đại học Hàn Quốc khá thấp, nên sinh viên đại học có địa vị khá cao trong xã hội. Để làm nổi bật sự khác biệt của mình, họ sẽ cài huy hiệu của trường trên quần áo. 

Vào thời kỳ sau này, khi công nghệ in ấn và sản xuất ngày càng phát triển cũng như số lượng các trường đại học Hàn Quốc không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều trường đại học tự thiết kế áo khoác cho riêng mình.

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Ai cũng biết Hàn Quốc là một đất nước có ý thức dân tộc rất mạnh và "đoàn kết” cũng là một nét đặc trưng của người Hàn. Sinh viên đại học ở Hàn cũng coi việc mặc áo đồng phục là biểu hiện của nét văn hoá này, đặc biệt là ở các cuộc thi giữa các trường. 

Sinh viên cũng được yêu cầu chú ý đến hành vi của mình khi mặc áo khoác trường để giữ gìn hình ảnh của trường. Ngoài ra, áo khoác bóng chày còn rất hợp thời trang và dễ kết hợp quần áo. Ngay cả khi không đến trường, nhiều sinh viên cũng chọn mặc áo khoác trường như 1 item thời trang. 

Nếu bạn để ý thấy trên tay áo thường thêu 1 con số hoặc 1 vài chữ cái. Các con số trên tay áo biểu thị năm nhập học, như một ký hiệu để xác nhận những người bạn cùng lớp. Tuy nhiên, một số nam giới phải rời trường đại học để phục vụ 2 năm nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

Do đó, gần đây, theo nhu cầu của sinh viên, có nhiều trường hợp chỉ thêu tên khoa thay vì tên khóa như trước.


Tuổi tốt nghiệp trung bình 
của nam sinh viên Hàn Quốc

Không giống như Việt Nam, hầu hết nam sinh viên đại học ở Hàn Quốc thường phải tạm dừng việc học giữa chừng để đi nghĩa vụ quân sự.

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Vì nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc thường kéo dài 1 năm 10 tháng nên nếu đi quân sự sau khi tốt nghiệp, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm việc làm hoặc đi thực tập. 

Và việc hoàn thành nghĩa vụ cũng là 1 tiêu chuẩn quan trọng khi bạn tìm việc vì công ty sẽ rất khó chấp nhận nếu bạn đang làm mà lại nghỉ giữa chừng để đi nghĩa vụ. 

Do đó, nam sinh viên Hàn thường chọn đi nghĩa vụ trong thời gian học đại học, thường là đi vào năm thứ 2. Và khi tốt nghiệp thì thường họ đã 26 hoặc 27 tuổi.


Văn hóa của sinh viên năm nhất đại học

1. Định hướng (OT), Nơi học dành cho sinh viên mới (Saeteo/새터)

Ở Hàn Quốc, sinh viên đại học năm nhất được gọi là 'saeteo' (nghĩa là người mới).

Vào giữa tháng 2, sau khi nhập học, sinh viên mới tham gia vào một sự kiện lớn có tên là OT (Định hướng) hoặc Sateo (Nơi học tập dành cho sinh viên mới). Hầu hết các tân sinh viên đều tham gia sự kiện này, một số sinh viên khóa trên và các giáo sư cũng tham dự, vì vậy đây là cơ hội giao lưu, kết bạn rất tốt.

Vì số lượng sinh viên tham gia rất đông nên thường được tổ chức ở các khu nghỉ dưỡng lớn, và lịch trình thường là 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm. 

Vào ngày đầu tiên, sinh viên mới trò chuyện với các giáo sư và tiền bối khóa trên, nhận lời khuyên về cuộc sống, việc học tập trong khoa và trong trường đại học. Sau đó sẽ tham gia chơi các hoạt động khác nhau theo nhóm để làm quen với bạn học mới của mình.

Nguồn: bzeronews

Sau khi xem các tiết mục biểu diễn khác nhau được chuẩn bị bởi câu lạc bộ của trường đại học hoặc nhóm cổ vũ của trường, các sinh viên năm nhất chắc hẳn đều rất tự hào về khoa, về trường của mình.

Vào đêm cuối cùng của buổi OT, sinh viên thường tổ chức uống bia, rượu và chơi các trò chơi cùng nhau cho đến sáng rất vui.

Tuy nhiên, cũng rất đáng tiếc vì có nhiều trường hợp sinh viên không uống được rượu đã tử vong tại những buổi OT do bị ép uống quá nhiều vì bầu không khí xung quanh hoặc áp lực từ các tiền bối. Ở Hàn có một văn hóa đó là tiền bối hoặc người lớn tuổi mời rượu thì sẽ không được từ chối, do đó mà đã xảy ra những chuyện đau lòng như vậy.

Sau khi nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, các sinh viên cuối cấp đã tự nguyện xóa bỏ văn hóa ép uống rượu và thay đổi văn hóa OT để học sinh có thể thoải mái vui chơi. 

Nhờ sự thay đổi này, những học sinh không uống rượu có thể chơi game cùng bạn bè khi uống nước lọc hoặc nước ngọt. 

Ngoài ra, có một vấn đề là đôi khi uống rượu say dẫn đến tình trạng quấy rối tình dục, do đó các tiền bối cũng phân vai một số người sẽ giám sát để vấn nạn này không xảy ra nữa.


2. Hẹn ăn (밥약)

Sinh viên mới nhập học sẽ không biết rõ các quán ăn ngon quanh trường. Do đó, họ sẽ đi cùng các tiền bối để biết các quán ăn ngon.

'Hẹn cơm' (밥약/ 밥 약속) đề cập đến việc hẹn ăn trưa hoặc ăn tối với các tiền bối. Sau buổi OT, bạn sẽ quen biết được một số tiền bối và từ đó sẽ hẹn ăn cơm với các tiền bối đó để mối quan hệ trở nên thân thiết hơn. Thông thường, bữa đầu tiên, tiền bối sẽ trả tiền và bữa sau thì sinh viên mới sẽ thanh toán.


3. Điểm danh rồi về (출퇴)

Học sinh Hàn Quốc thường sẽ phải học tập thật chăm chỉ đến hết cấp 3, do đó năm nhất đại học họ sẽ thỏa sức tận hưởng cuộc sống tự do khi trở thành sinh viên đại học và đôi khi sẽ trốn học. Lên lớp điểm danh rồi nhân lúc giáo sư không để ý trốn ra ngoài đi chơi gọi là 출퇴.

Sau khi trốn tiết, các sinh viên sẽ ngồi chơi trên bãi cỏ ở sân trường và gọi đồ ăn nhanh đến thưởng thức, hoặc họ rủ nhau đi đến địa điểm nào đó như sông Hàn.  


4. Văn hóa Cá tháng Tư (만우절 문화)

Một trò đùa điển hình vào ngày Cá tháng Tư (1/4) đó là mặc đồng phục học sinh cũ đến trường đại học để chụp ảnh kỷ niệm. Vì vậy, chỉ riêng vào ngày này, bạn có thể thấy sinh viên trong đồng phục học sinh trên tàu điện ngầm đi đến trường đại học vào sáng sớm đó nha!

Thỉnh thoảng, họ cũng rủ nhau về lại trường cũ thăm trường rồi đi ăn uống tụ tập với nhau! Đây là một hoạt động rất vui và nhiều sinh viên hưởng ứng đó nha!


5. Văn hóa hẹn hò (미팅 문화)

Những buổi hẹn hò là điểm nhấn của cuộc sống đại học, là nơi mà hai nhóm gồm một bên nữ, một bên nam dành thời gian cùng nhau gặp mặt làm quen trong một nhà hàng hoặc quán bar. 

Thường là với sinh viên từ các trường khác hoặc với sinh viên từ các khoa khác đến hẹn hò, nên đây cũng là một cơ hội kết bạn đó nha!

Ban đầu, bầu không khí sẽ hơi ngượng ngùng do toàn những người lần đầu gặp nhau. Nhưng sau vài ba câu chuyện, dần dần sẽ trở nên thân thiết hơn. Nếu ai có tình cảm với đối phương có thể tỏ tình và nếu may mắn thì có thể sẽ tìm được một nửa của mình luôn đó!


6. Văn hóa MT của sinh viên đại học Hàn Quốc

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

MT là tên viết tắt của Memberhip Training, không chỉ giới hạn trong khuôn khổ trường đại học mà còn rất hay được tổ chức tại các công ty, câu lạc bộ. Qua MT gồm các hoạt động du lịch, vui chơi để quen biết và gắn bó với bạn cùng lớp hoặc đồng nghiệp hơn. 

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Không giống như OT là cả trường tham gia, MT sẽ tổ chức giữa những người trong cùng bộ phận hoặc câu lạc bộ, thường có 10 đến 20 người tham gia. Thời gian và địa điểm đi khác nhau nhiều tùy theo từng nhóm, nhưng chủ yếu sẽ tổ chức trong các kỳ nghỉ, tại các khu nghỉ dưỡng bên bờ suối để vừa nướng thịt vừa uống rượu cho tăng thêm tình thân thiết.

Không như OT, MT là đi với những người thân thiết nên bạn sẽ thấy thoải mái hơn và cũng sẽ thoải mái uống nhiều rượu hơn. 


Trò chơi khi uống rượu

Có rất nhiều trò chơi thú vị khi uống rượu ở Hàn Quốc. Mình sẽ giới thiệu một số trò cơ bản hay xuất hiện trên các chương trình của Hàn Quốc nha~

1. Trò chơi dâu tây (딸기 게임)

Mọi người ngồi thành vòng tròn và vỗ tay theo một nhịp điệu đặc biệt. Khi trò chơi bắt đầu, người bắt đầu sẽ chỉ điểm một người và nói trong khoảng '딸기 하나' (dâu tây 1) đến '딸기 여덟' (dâu tây 8).

Người được chỉ điểm phải vỗ tay theo nhịp và đọc từ '딸기' (dâu tây) đúng theo số lượng đã được chỉ định. Ví dụ, nếu một A nói B '딸기 삼' (dâu tây 3) thì B sẽ phải vỗ tay theo nhịp và đọc từ '딸기' (dâu tây) 3 lần. 

Dần dần, tốc độ của trò chơi tăng lên và nhịp điệu phức tạp hơn nên độ khó sẽ tăng theo thời gian.


2. Trò ghi âm (레코드 게임)

Khi người chơi gọi tên một ca sĩ hoặc nhóm nhạc thần tượng, những người còn lại phải lần lượt hát bài hát của ca sĩ đó. Nếu đến lượt bạn mà bạn không thể hát vì không nghĩ ra hoặc hát bài của người khác thì bạn sẽ bị loại.



3. Trò chơi Hunminjeongeum

Người Hàn Quốc có ngôn ngữ riêng gọi là tiếng Hàn, nhưng họ sử dụng rất nhiều từ tiếng Anh và từ mượn tiếng nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày. Một số từ như 'Okay, No, Let's go, One Shot,...' được sử dụng rất nhiều.

Quy tắc của trò chơi Hunminjeongeum là chỉ được dùng từ thuần Hàn, không được sử dụng từ của tiếng nước khác trong một khoảng thời gian nhất định. Trò chơi này sẽ được dưới hạn trong vòng 15-30 phút. Trong khoảng thời gian này ai mà dùng tiếng nước ngoài sẽ bị phạt uống rượu.


Học phí đại học tại Hàn Quốc siêu đắt?

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Theo kết quả khảo sát vào năm 2020, học phí trung bình hàng năm cho các trường đại học tư thục cao tới 7,17 triệu won (khoảng 142 triệu VNĐ), và học phí trung bình hàng năm cho khoa y ở các trường đại học tư thục cao tới 10,27 triệu won (khoảng 200 triệu VNĐ). 

Trong số 3 trường thuộc SKY danh tiếng của Hàn Quốc, Yonsei và Korea University là những trường đại học tư thục có học phí đắt đỏ nhất.

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Học phí trung bình hàng năm của các trường đại học công lập và tư thục khác cũng cao tới 4,08 triệu won (khoảng 80 triệu VNĐ), đây là một gánh nặng rất lớn đối với sinh viên. 

Nhiều người không chỉ phải tạm dừng việc học để đi lính, mà một số sinh viên sẽ còn phải tạm dừng việc học vì không đủ học phí. Bạn sẽ thấy hầu như sinh viên nào ở Hàn cũng sẽ đi làm thêm rất nhiều khi có thời gian rảnh. 


Có trẻ vị thành niên trong trường đại học?

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Hàn Quốc có một nền văn hóa đặc biệt liên quan đến tuổi tác, đó là "sinh sớm (빠른 년생)". Đây là từ dùng để chỉ những người sinh từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm. Họ được coi là lớn hơn 1 tuổi so với những người sinh vào tháng 3 - tháng 12 cùng năm. 

Vì vậy, sẽ có những trường hợp sinh viên mới 18 tuổi đã vào đại học (19 tuổi ở Hàn Quốc) và học cùng lớp với những sinh viên khác trên 19 tuổi (20 tuổi ở Hàn Quốc), nhưng những bạn sinh viên 18 tuổi đó sẽ không được đi hộp đêm hoặc uống rượu dù đã vào đại học. Chính vì văn hoá này mà cách xưng hô cũng như tính tuổi trở nên rất phức tạp ở Hàn. 

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Do hệ thống này đã gây ra quá nhiều nhầm lẫn, từ năm 2009, Hàn Quốc đã bỏ chế độ sinh sớm và đi học sớm. Học sinh sinh cùng năm sẽ cùng nhập học vào 1 năm nhất định.


Lễ kỷ niệm trường đại học tại Hàn Quốc

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Lễ kỉ niệm của trường là 1 sự kiện rất quan trọng. Ngoài việc các nghệ sĩ tên tuổi đến  biểu diễn, không khí lễ kỷ niệm trong khuôn viên trường và sự náo nhiệt của các khu thương mại xung quanh chính là tâm điểm của mỗi năm học. 

Mỗi năm khi lễ thành lập trường đại học, hội sinh viên của mỗi trường đại học đều tìm mọi cách để mời những nghệ sĩ, nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng nhất đến biểu diễn, nhiều cựu sinh viên đại học cũng tranh thủ thời gian này trở về trường để hồi tưởng thời sinh viên mà họ đã từng có, gặp lại bạn học cũ.

Tất cả những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc

Tuy nhiên, không thể thiếu sự cạnh tranh giữa các trường đại học, nhiều người sẽ so sánh “Năm ngoái trường mình thuê một thần tượng nào đó, sao năm nay lại không có?” hay “Trường kia mời nghệ sĩ A thì trường mình phải mời nghệ sĩ A+?" Những bình luận như vậy đã khiến hội sinh viên trường đại học ngày ngay dám chi hàng trăm triệu won để tổ chức lễ kỷ niệm.

Hình ảnh sinh viên đại học tại Hàn Quốc thực sự giống với hình ảnh được mô tả trong các bộ phim truyền hình đúng không?

Hy vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Creatrip qua email help@creatrip.com. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết sau! Theo dõi Creatrip để nhận được những thông tin mới nhất nhé!

  Instagram: creatrip.vn 

 Fb: Creatrip: Tổng hợp thông tin Hàn Quốc

Bài Viết Nổi Bật

LoadingIcon