logo

Hàn Quốc: thích biểu tình nhưng không bạo động

Hàng năm có rất nhiều cuộc biểu tình diễn ra ở Hàn Quốc và bạo động là điều hiếm khi xảy ra!

마타티카
4 years ago


Hàn Quốc: thích biểu tình nhưng không bạo động The world

Xin chào các bạn! Chúng mình là Creatrip, cộng đồng các chuyên gia về Hàn Quốc. Chúng mình sẽ luôn cố gắng gửi đến các bạn những tips hữu ích và thông tin tại Hàn Quốc mới nhất mỗi ngày.

Người dân ở mỗi quốc gia đều có quyền bày tỏ ý kiến và yêu cầu quyền lợi chính đáng cho mình. Ở Hàn, rất nhiều cuộc biểu tình từ đó mà ra đời. Đây là một cách để thể hiện ý kiến của người dân với chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước. Hàn Quốc là một quốc gia thường xuyên có biểu tình nhưng hiếm khi xảy ra bạo động. Mình khá bất ngờ về văn hoá biểu tình ở Hàn, nhiều lúc nó giống như 1 lễ hội với kèn, trống, âm nhạc hoành tráng. Ở bài viết lần này mình sẽ chia sẻ với các bạn về văn hoá biểu tình ở Hàn Quốc nhé!


1 vài cuộc biểu tình lớn ở Hàn Quốc 

Hàn Quốc: thích biểu tình nhưng không bạo động Koreatimes

Trở lại năm 1987, Hàn Quốc đã có một cuộc biểu tình lớn. Các nhóm sinh viên đã phản đối chế độ độc tài của chính phủ và kêu gọi một cuộc bầu cử vì dân chủ. Các nhà báo người Anh quan sát vào thời điểm đó nói rằng một nhóm sinh viên đã cố gắng vượt qua hàng rào và ném gạch vào cảnh sát vì thế các quan chức đã quyết định bắn hơi cay vào người biểu tình. 1 số sinh viên đã không may qua đời trong cuộc biểu tình đó.

Trong các cuộc biểu tình, bạo lực đã được sử dụng bởi các nhóm không xác định. Sinh viên gọi họ "Gangster" từ dùng để chỉ sĩ quan cảnh sát hoặc quan chức chính phủ. Kết qủa cuộc biểu tình này là chính phủ đã phải chấp nhận hệ thống bầu cử dân chủ vào năm sau.

Hàn Quốc: thích biểu tình nhưng không bạo động

Vào thời điểm đó, Cảnh sát Hàn Quốc đã bị quốc tế chỉ trích vì sử dụng bạo lực quá mức. Cuộc biểu tình lớn đầu tiên vì nền dân chủ ở Hàn Quốc xảy ra vào năm 1987 bởi một nhóm sinh viên, và sau khoảng 30 năm, đã có một cuộc biểu tình lớn khác ở Hàn Quốc. Đó là cuộc biểu tình kêu gọi cách chức Park Geun Hye, tổng thống Hàn Quốc, do nghi ngờ lạm dụng quyền lực.

Hàn Quốc: thích biểu tình nhưng không bạo động straitstimes

Từ vụ việc đó, Park Geun Hye đã bị điều tra và cuối cùng bà đã bị kết án 32 năm tù giam. Mặc dù cả hai cuộc biểu tình đều mang mục đích đòi hỏi dân chủ cho đất nước nhưng hai cuộc biểu tình này có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Cuộc biểu tình đầu tiên sử dụng bạo lực còn cuộc biểu tình thứ 2 là biểu tình trong hoà bình.


Các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc hiện nay 

Hàn Quốc: thích biểu tình nhưng không bạo động CBC News

Các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc hiện được gọi là "cuộc cách mạng dưới ánh nến" vì mọi người sẽ biểu tình trong hòa bình và thắp nến để thể hiện ý kiến của mình. Ngoài ra, theo báo cáo từ cảnh sát và người biểu tình thì trong các cuộc biểu tình hoàn toàn không có xung đột xảy ra giữa hai bên. Một trong những người biểu tình trước đó cho biết: "Cuộc biểu tình này là để bày tỏ sự tức giận đối với Park Geun Hye, không liên quan đến các cảnh sát . Họ chỉ đến để thực hiện nhiệm vụ của họ."

Hàn Quốc: thích biểu tình nhưng không bạo động APNews

Một người biểu tình khác (34 tuổi) cho biết: "Tôi cảm thấy rằng giữa chúng tôi (cảnh sát và người biểu tình) có 1 thoả thuận ngầm mà không cần phải nói ra bằng lời. Chúng tôi biết rằng cảnh sát ở đây để thực hiện nhiệm vụ của họ và họ cũng tin tưởng rằng chúng tôi sẽ không sử dụng bạo lực.”

Nếu các bạn đến Hàn Quốc, bạn sẽ thấy nhiều cuộc biều tình có không khí rất nhộn nhịp không kém gì lễ hội với nhạc sống, kèn, trống tưng bừng. Họ thậm chí còn diễu hành trên nhiều tuyến đường lớn nữa. Trước khi biểu tình 2 - 30 ngày, nhóm biểu tình sẽ phải đăng kí trước với cảnh sát về địa điểm, thời gian biểu tình. 


Sự có mặt của cảnh sát trong các cuộc biểu tình 

Hàn Quốc: thích biểu tình nhưng không bạo động BBC News

Một sĩ quan cảnh sát cho biết ông chưa bao giờ quên lần làm nhiệm vụ đầu tiên của mình ở cuộc biểu tình vào năm 2015. Đó là cuộc biểu tình của nông dân. Ông nói rằng tình hình rất căng thẳng và những người biểu tình bắt đầu sử dụng bạo lực bằng cách ném gạch và phun khí trong bình cứu hoả vào cảnh sát. Một số cảnh sát đã bị thương, đo đó, cảnh sát đã quyết định phun nước vào người biểu tình. Một số người biểu tình đã mất mạng trong cuộc biểu tình đó và cảnh sát Hàn Quốc bị chỉ trích nặng nề.

Ông cho biết, đây là 1 điều bất bình thường đối với cảnh sát vì tất cả họ đều được huấn luyện và có nguyên tắc là không sử dụng bạo lực đối với người dân. Cảnh sát thậm chí còn không mang theo súng, dùi cui thép, bịnh xịt hơi cay khi đến các cuộc biều tình. Thông thường họ chỉ được mang theo khiên chắn bằng nhựa.


Hàn Quốc: thích biểu tình nhưng không bạo động Đại diện cảnh sát Hàn Quốc Cúi đầu xin lỗi Lee Eun Sim, mẹ của học sinh Han Han Yeol, người đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình năm 1987

Gần đây nhất, vào ngày 10 tháng 6, nhân kỷ niệm 33 năm cuộc biểu tình vì nền dân chủ. Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đã ban hành chính sách "Bộ quy tắc ứng xử nhân quyền", đây là chính sách lấy quyền của người dân làm cốt lõi, cho phép cảnh sát có thể từ chối mệnh lệnh mà họ cảm thấy là bạo lực đối với người dân. Cảnh sát có mặt ở cuộc biểu tình với vai trò bảo vệ người dân và ngăn chặn những bạo động không đáng có xảy ra. Cảnh sát Hàn Quốc không được phép ngăn người dân biểu tình trong hoà bình như đã đăng kí từ trước. 

Trên đây là vài nét về văn hoá biểu tình trong hoà bình ở Hàn Quốc. Hy vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Creatrip qua email help@creatrip.com. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết sau! Theo dõi Creatrip để nhận được những thông tin mới nhất nhé!

   Instagram: creatrip.vn 

    Facebook: Creatrip: Tổng hợp thông tin Hàn Quốc



Bài Viết Nổi Bật

LoadingIcon
Bài Viết Nổi Bật