logo
logo
DEPRECATED_CloseIcon

Tốt nghiệp Đại học nhưng nhiều người Hàn vẫn chọn làm công nhân vệ sinh, vì sao?

Làm việc trái chuyên ngành, lao động tay chân…chuyện thường thấy của giới trẻ Hàn ngày nay

HannaVu
4 years ago
Tốt nghiệp Đại học nhưng nhiều người Hàn vẫn chọn làm công nhân vệ sinh, vì sao?-thumbnail
Tốt nghiệp Đại học nhưng nhiều người Hàn vẫn chọn làm công nhân vệ sinh, vì sao?-thumbnail

Xin chào! Chúng mình là Creatrip! Cùng khám phá Hàn Quốc với chúng mình nhé!

Không riêng gì Hàn Quốc mà các quốc gia châu Á khác cũng luôn coi rằng đại học là con đường ngắn nhất và dễ dàng nhất để tới thành công và có nguồn thu nhập ổn định. Do đó áp lực học hành đối với giới trẻ Hàn Quốc là rất lớn. Tưởng đâu tốt nghiệp đại học sẽ đảm bảo cho họ 1 công việc tốt, đúng chuyên ngành, nhưng dạo gần đây, rất nhiều người trẻ tại Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp lại làm những công việc hoàn toàn trái với chuyên ngành, thậm chí họ chấp nhận lao động chân tay để kiếm tiền. Đáng ngạc nhiên là rất nhiều người trong số họ chọn làm công nhân vệ sinh hay còn được gọi là "người quét rác".

Lee Sung Hyung (22 tuổi) - người trẻ nhất ứng tuyển cho vị trí công nhân vệ sinh đường phố tại quận Namdong, Incheon cho biết: “Công việc này có thể phục vụ cộng đồng và đảm bảo cho tôi chế độ hưu trí tốt”. Người làm nghề vệ sinh đường phố tại Hàn Quốc được xem là “bán công chức” được quản lí bởi chính quyền địa phương và có chế độ đãi ngộ khá hấp dẫn: thu nhập dao động từ 45-50 triệu KRW/năm (900 triệu – 1 tỉ VNĐ), lương hưu cao nếu làm việc đến năm 60 tuổi.

Tuy nhiên, đừng coi thường nghề này và cũng đừng nghĩ rằng bất kỳ ai cũng có thể làm được công việc này. Để có thể trở thành 1 nhân viên vệ sinh đường phố tại Hàn, người ứng tuyển phải vượt qua các vòng kiểm tra gắt gao.

Tốt nghiệp Đại học nhưng nhiều người Hàn vẫn chọn làm công nhân vệ sinh, vì sao?

Tốt nghiệp Đại học nhưng nhiều người Hàn vẫn chọn làm công nhân vệ sinh, vì sao?

Đầu tiên, vòng loại hồ sơ có tỉ lệ chọi là 1:6. Sau vòng hồ sơ, ứng viên sẽ bước vào vòng thi thể lực: gập bụng, xà đơn, mang bao cát hơn 20kg trong ít nhất 4 phút và vác bao cát chạy 50m. Nếu qua được phần này thì mới được vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Cuộc tuyển chọn ở Ulsan năm 2019 ghi nhận tỷ lệ chọi lên đến 1:31.

Có thể thấy dù là việc làm chân tay nhưng để có thể được chọn thì cũng không hề dễ dàng chút nào. Nhưng tại sao thay vì tìm 1 công việc đúng với chuyên ngành thì rất nhiều bạn trẻ lại chọn công việc này? Đó là vì Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn:

Tốt nghiệp Đại học nhưng nhiều người Hàn vẫn chọn làm công nhân vệ sinh, vì sao?

Khan hiếm việc làm ở mức trầm trọng

Hàn Quốc đang rất khan hiếm việc làm cho người trẻ. Đây là lý do khá phổ biến ở bất kì nước phát triển nào. Lao động trẻ không có nhiều sự lựa chọn sau khi tốt nghiệp và đành phải chấp nhận công việc mà hầu như chẳng có ai nghĩ rằng họ sẽ làm. Dịch Covid-19 cũng giáng 1 đòn mạnh xuống thị trường việc làm của nước này, khiến cho đã ít việc nay còn ít hơn.

Cạnh tranh việc làm cao

Khan hiếm việc làm kéo theo sự cạnh tranh cao trong việc tìm việc. Do không được tuyển chọn nên nhiều người trẻ Hàn Quốc phải làm những việc trái với chuyên ngành, thậm chí là lao động chân tay nếu không muốn lâm vào cảnh thất nghiệp.

Văn hóa Kkondae cổ hủ

Văn hoá Kkondae được hiểu nôm na là nạn “ma cũ bắt nạt ma mới”. Ở các công ty Hàn Quốc, người mới sẽ không có tiếng nói và chỗ đứng trong tất cả các việc. Họ sẽ phải nghe lời cấp trên vô điều kiện dù cho cấp trên có sai. Nhiều người vì không muốn chịu đựng môi trường làm việc ngột ngạt như vậy nên chọn cách ra đi, làm một việc gì đó tự do hơn và không bị chèn ép nhiều.

Thực sự thì nghề nào cũng là nghề và cũng đáng được trân trọng như nhau dù là lao động trí óc hay là động chân tay. Nhưng nếu nhìn xa hơn thì việc lao động trẻ không phát huy hết được thế mạnh của mình mà phải làm trái nghề cũng là 1 vẫn đề lớn cho Hàn Quốc trong tương lai. Bạn nghĩ sao về vẫn đề này?

Hy vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Creatrip qua email help@creatrip.com. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết sau! Theo dõi Creatrip để nhận được những thông tin mới nhất nhé!

Instagram: creatrip.vn

Fb: Creatrip: Tổng hợp thông tin Hàn Quốc

Bài Viết Nổi Bật

LoadingIcon