Vài nét thú vị về mặt nạ Hahoe xuất hiện trong phim Phi vụ triệu đô Hàn Quốc
Cùng tìm hiểu về 11 loại mặt nạ truyền thống Hahoe ở Hàn Quốc để biết rõ hơn về văn hóa Hàn Quốc!
Xin chào! Chúng mình là Creatrip! Cùng khám phá Hàn Quốc với chúng mình nhé!
Nếu các bạn đã từng xem bộ phim nổi tiếng "Phi vụ triệu đô" (종이의 집), phiên bản Hàn Quốc được ra mắt ngày 24/06/2022 trên Netflix thì chắc hẳn bạn cũng đã nhìn thấy hình ảnh mặt nạ truyền thống Hahoe xuất hiện trong bộ phim.
Theo nguyên bản từ bộ phim gốc Tây Ban Nha, những tên cướp đeo mặt nạ tiêu biểu của chúng và tiến hành các phi vụ, còn tại phiên bản Hàn biên kịch đã không sử dụng mặt nạ theo nguyên bản mà thay và đó đã sử dụng mặt nạ truyền thống Hahoe của Hàn Quốc.
Khi xem phim, bạn có bao giờ thấy tò mò về các loại mặt nạ xuất hiện trong phim không? Hôm nay hãy cùng chúng mình tìm hiểu về các loại mặt nạ Hahoe và ý nghĩa của chúng nhé!
Thông tin Mặt nạ Hahoe
하회탈
1. Mặt nạ Hahoe là gì?
Miju Hanguk Ilbo
Năm 1964, mặt nạ Hahoe cùng với mặt nạ Byeongsan đã trở thành bảo vật quốc gia số 121 của Hàn Quốc. Mặt nạ Byeongsan có 2 loại, còn mặt nạ Hahoe được xác nhận là có khoảng 11 loại tồn tại ở Hàn Quốc.
Các loại mặt nạ bao gồm mặt nạ Yangban (양반 - Quý tộc), bune (부네 - Vợ lẽ), Gaksi (각시 - Cô dâu), Seonbi (선비- Học giả), Choraengi (초랭이 - Người hầu), Baekjeong (백정- Đồ tể ), Halmi (할미 - Lão bà), Jung (중 - Tu sĩ Phật giáo), Imae (이매 - Kẻ ngốc), Jusi (주지 - Dã thú). Ngoài ra, người ta cho rằng vẫn còn 3 loại mặt nạ vẫn đang bị thất lạc từ đầu thế khỉ 20 là Chonggak (총각 - Chàng trai độc thân), Byeolchae (별채 - Người thu thuế), Tteokdari (떡다리 - Lão ông).
Hanguk Gyeongje
Hàn Quốc hiện tại vẫn chưa tìm thấy 3 loại mặt nạ đang bị thất lạc.
2. Các loại mặt nạ Hahoe
Mặt nạ Yangban (양반탈 - Mặt nạ Quý tộc)
Netflix
Mặt nạ Yangban (mặt nạ quý tộc) của Hahoe là loại mặt nạ được biết đến nhiều nhất, có lông mày dày và mắt cười hình trăng lưỡi liềm.
Việc sử dụng mặt nạ Yangban trong bộ phim "Phi vụ triệu đô" cũng chính là sự châm biếm dành cho hiện thực của Hàn Quốc, sự phân biệt giàu nghèo vẫn tiếp diễn đến tận hàng ngàn năm sau.
Mặt nạ Bune (부네탈 - Mặt nạ Vợ lẽ)
Mặt nạ Bune với hình dáng là khuôn mặt cười, mang nét nữ tính, thu hút đàn ông, còn được gọi với tên khác là mặt nạ kỹ nữ.
Mặt nạ Seonbi (선비탈 - Mặt nạ Học giả)
Giống như mặt nạ Quý tộc, đây cũng là một loại mặt nạ biểu tượng của địa vị cao trong xã hội, với vẻ ngoài nghiêm túc và có học thức.
Trong quá khứ, các diễn viên đeo mặt nạ quý tộc hoặc học giả trong các lễ hội mặt nạ Hahoe Byeolsinje trong lúc biểu diễn nếu có làm điều vô lễ trước mặt tầng lớp quý tộc cũng sẽ không bị khiển trách. Tuy nhiên, khi cởi bỏ mặt nạ ra thì họ phải quay trở về với đúng thân phận của mình.
Mặt nạ Choraengi (초랭이탈 - Mặt nạ người hầu)
Đây là mặt nạ mang thân phận người hầu của các quý tộc, miệng méo mó, sống mũi bị cắt, với vẻ ngoài bất mãn, tuy nhiên lại có cách nói chuyện dí dỏm, thường đóng vai châm biếm các quý tộc.
Mặt nạ Baekjeong (백정탈 - Mặt nạ Đồ tể)
Mặt nạ Beakjeong, nhìn có vẻ giống mặt nạ quý tộc, tuy nhiên nếu nhìn kỹ sẽ thấy khuôn mặt này không đối xứng, trán nghiêng và đuôi mắt cong lên làm nổi bật sự hung ác.
Mặt nạ Halmi (할미탈 - Mặt nạ Lão bà)
Với những nét đặc trưng như những nếp nhăn, vết xước thể hiện hình ảnh cuộc sống nghèo khổ, thăng trầm trong xã hội.
Mặt nạ Jung (중탈 - Mặt nạ Tu sĩ Phật giáo)
Đây là mặt nạ biểu tượng cho những nhà sư, tuy nhiên không phải là những nhà sư tu hành trong chùa mà là hình ảnh những nhà sư phá giới, với nụ cười xảo quyệt.
Mặt nạ Imae (이매탈 - Mặt nạ Kẻ ngốc)
Đây là một chiếc mặt nạ không có cằm, với vai trò là người hầu của học giả, với vẻ mặt thuần khiết, không có ác ý. Theo truyền thuyết, đây là chiếc mặt nạ cuối cùng, trong quá trình làm chiếc làm mặt nạ người thợ đã không may qua đời nên chiếc mặt nạ đã không được hoàn thành trọn vẹn, và vẫn được lưu truyền hình dáng đó đến ngày nay.
Mặt nạ Jusi (주지탈 - Mặt nạ Dã thú) : 2 loại
Mặt nạ dã thú là loại mặt nạ được phác khảo trong tưởng tượng, không là hình mẫu của bất kỳ loại động vật nào.
Vào năm 1964, khi mặt nạ Hahoe được công nhật là bảo vật quốc gia, khi đó không có mặt nạ dã thú do hình dáng vô nhân đạo. Tuy nhiên đến năm 1980, mặt nạ dã thú đã được chỉ định thêm vào.
Các loại mặt nạ khác
Có giả thuyết cho rằng, mặt nạ Hahoe gồm 10 loại (11 chiếc) đã nhắc ở phía trên, ngoài ra còn 3 loại mặt nạ khác dã được mang đến Nhật Bản và vẫn chưa được tìm thấy cho đến ngày nay.
Ba loại mặt nạ còn thiếu chính là mặt nạ Chonggak, mặt nạ Byeolchae và mặt nạ Tteokdari.
3. Thợ làm mặt nạ Hahoe
Korea Tourism Organization
Theo truyền thuyết, mặt nạ được làm bởi người dân làng Hohoe có tên là Heo Doryeong.
Được biết rằng ông nhận được ủy thác phải làm 12 chiếc mặt nạ, và không được phép gặp bất kỳ ai cho đến khi hoàn thành công việc đó.
Hanyeol
Vì vậy, Heo Doryeong đã đóng cửa, trốn trong nhà và làm mặt nạ trong nhiều ngày. Tuy nhiên, có một cô gái đem lòng yêu Heo Doryeong đã chạy đến nhà và nhìn trộm anh. Nhưng chính vì điều này đã khiến Heo Doryeong bị trừng phạt, anh ấy nôn ra máu và qua đời trong khi đang làm chiếc mặt nạ cuối cùng. Đây cũng chính là lý do chiếc mặt nạ cuối cùng - mặt nạ Imae không có phần cằm.
Vì quá đau buồn nên cô gái đó cũng đã tự sát, sau đó dân làng đã lập miếu Seonangdang (서낭당) để an ủi linh hồn của cô gái đó, đồng thời từ đó mặt nạ Hahoe cũng bắt đầu được biết đến.
Trên đây là bài viết giới thiệu về lịch sử của mặt nạ truyền thống Hahoe ở Hàn Quốc. Các bạn thấy bài viết này thế nào?
Cùng tìm hiểu thêm về nét văn hóa độc đáo múa mặt nạ Talchum tại đây nhé!
Hy vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Creatrip qua email help@creatrip.com. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết sau! Theo dõi Creatrip để nhận được những thông tin mới nhất nhé!