Thông tin thú vị về Nuri: tên lửa tự chế đầu tiên của Hàn Quốc
Tìm hiểu về tên lửa Nuri vừa được Hàn Quốc phóng lên không gian!
Xin chào! Chúng mình là Creatrip! Cùng khám phá Hàn Quốc với chúng mình nhé!
Vào thứ 5, ngày 21/10/2021, Hàn Quốc đã thực hiện phóng tên lửa cây nhà lá vườn đầu tiên của mình lên không gian.
Tuy Nuri đã hoàn thành tất cả các chuỗi bay như kế hoạch nhưng đã thất bại trong việc đưa vệ tinh giả vào quỹ đạo. Dù sao đây cũng là 1 bước tiến mới của Hàn Quốc.
Hôm nay mình sẽ tổng hợp 1 số thông tin thú vị về tên lửa Nuri nha!
Thông tin thú vị về tên lửa Nuri
Yonhap News
Nuri trong tiếng Hàn có nghĩa là 'Thế giới' và còn được gọi Korea Space Launch Vehicle-II (KSLV-II). Nó là một tên lửa 3 tầng được phát triển để đưa một vệ tinh nặng 1,5 tấn vào quỹ đạo thấp cách Trái đất 600-800 km.
Hàn Quốc đã đầu tư tổng cộng 1,96 nghìn tỷ won (37,9 nghìn tỷ VNĐ) kể từ năm 2010 cho dự án phát triển Nuri. Hơn 300 công ty trong nước đã tham gia, trong đó có Hanwha Aerospace Co., đơn vị chịu trách nhiệm lắp ráp động cơ tên lửa đẩy chất lỏng nặng 75 tấn, được mệnh danh là "trái tim" của tên lửa.
Nuri được phát triển độc lập với các công nghệ tên lửa bản địa của Hàn Quốc, từ thiết kế và sản xuất đến thử nghiệm và phóng, bước tiến đáng kể đối với một quốc gia cho đến nay vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn lực nước ngoài để phát triển phương tiện phóng vũ trụ.
Tên lửa Nuri dài 47,2 mét, nặng 200 tấn có đường kính tối đa 3,5 mét và sử dụng 4 động cơ đẩy chất lỏng nặng 75 tấn trong giai đoạn đầu, 1 động cơ chất lỏng nặng 75 tấn trong giai đoạn hai và 1 động chất lỏng nặng 7 tấn trong giai đoạn thứ ba.
Yonhap News
Xứ mệnh của Nuri chính là mang một vệ tinh giả nặng 1,5 tấn vào không gian. Địa điểm phóng Nuri là Trung tâm Vũ trụ Naro ở Goheung, tỉnh Nam Jeolla, cách Seoul 473 km về phía nam.
Khi phóng, theo kế hoạch tên lửa sẽ bay về phía nam Bán đảo Triều Tiên, giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ rơi cách bãi phóng khoảng 413 km và tách đôi khoảng 1,514 km trước khi giai đoạn thứ hai rơi ở vùng biển cách bãi phóng khoảng 2,800 km.
Trình tự chuyến bay dự kiến của nó cho thấy sự phân tách giai đoạn đầu tiên sẽ diễn ra trong 127 giây sau khi phóng ở độ cao 59 km, với sự phân tách ghép nối diễn ra vào giây 233 ở độ cao 191 km. Sau đó, sự phân tách giai đoạn thứ hai sẽ xảy ra ở giây 274 ở độ cao 258 km, và vệ tinh giả sẽ bị tách ra ở giây 967, tức khoảng 16 phút sau khi phóng ở độ cao 700 km so với Trái đất.
Nếu thành công, việc phòng tên lửa này sẽ đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới phát triển phương tiện phóng vào vũ trụ có thể mang theo một vệ tinh nặng hơn 1 tấn, sau Nga, Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Đáng tiếc, việc phóng tên lửa lần này đã thất bại.
Những sự kiện nổi bật trước khi Nuri được phóng
Ngày 4/6/1993, Hàn Quốc phóng tên lửa quan sát khoa học hành trình rắn một giai đoạn, được gọi là Korea Space Rocket (KSR)-I, sau ba năm phát triển.
Ngày 9/7/1997, Hàn Quốc phóng tên lửa quan sát khoa học hành trình rắn 2 giai đoạn KSR-II. Nó áp dụng các công nghệ tiên tiến như điều khiển có hướng dẫn và phân tách giai đoạn so với phiên bản trước.
Ngày 18/11/2002, Hàn Quốc phóng tên lửa khoa học đẩy chất lỏng KSR-III. Nó đánh dấu lần đầu tiên nước này chế tạo thành công tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng độc lập, đặt nền móng cho sự phát triển của các phương tiện phóng vệ tinh cỡ nhỏ.
Ngày 26/3/2001, Hàn Quốc gia nhập Missile Technology Control Regime, một hiệp hội quốc tế không chính thức giám sát sự gia tăng của các hệ thống vận chuyển không người lái có khả năng cung cấp vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tháng 8 /2002, Hàn Quốc và Nga xác nhận kế hoạch phát triển tên lửa Korea Space Launch Vehicle-I (KSLV-I), với kế hoạch phóng vào năm 2005.
Năm 2005, Hàn Quốc và Nga hoàn thành các thiết kế quan trọng cho KSLV-I. Ngày phóng ban đầu đã bị hoãn lại cho đến tháng 10/2007.
Ngày 11/6/2009, Hàn Quốc khai trương Trung tâm Vũ trụ Naro. Chứng nhận bệ phóng được hoàn thành bằng cách sử dụng KSLV-I GTV. 1 tên lửa giai đoạn đầu hoàn chỉnh của Nga đã được chuyển đến bằng máy bay.
Ngày 11/8/2009, sau nhiều lần trì hoãn, Hàn Quốc ấn định ngày phóng mới vào ngày 19/8/2009, sau khi tham vấn với Nga.
Ngày 19/8/2009, Hàn Quốc tạm dừng việc đếm ngược của KSLV-I sau khi hệ thống trình tự phóng tự động phát hiện ra sự cố trong 1 bình áp suất cao
Ngày 25/8/2009, KSLV-I được phóng và đi vào quỹ đạo thành công. Nhưng nó đã thất bại trong việc đưa một vệ tinh khoa học vào quỹ đạo.
Tháng 3/2010, Hàn Quốc khởi động dự án phát triển tên lửa vũ trụ KSLV-II.
Ngày 10/6/2010, Hàn Quốc phóng KSLV-I lần thứ hai, nhưng nó đã phát nổ sau 137,19 giây kể khi cất cánh.
Ngày 30/1/2013, sau nhiều lần lên lịch lại, Hàn Quốc phóng thành công KSLV-I từ Trung tâm Vũ trụ Naro của Hàn Quốc.
Tháng 3/2014, Hàn Quốc tiến hành thử nghiệm thành công quá trình đốt cháy đầu tiên của động cơ đốt chất lỏng hạng nặng 7 tấn cho KSLV-II.
Ngày 8/6/2016, Hàn Quốc tiến hành thử nghiệm thành công động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng nặng 75 tấn, cháy trong 75 giây.
Tháng 3/2018, Hàn Quốc bắt đầu thử nghiệm đốt cháy toàn diện cho tên lửa KSLV-II.
Ngày 3/9/2018, Hàn Quốc công bố tên của tên lửa KSLV-II là "Nuri", có nghĩa là “Thế giới” trong tiếng Hàn.
Ngày 28/11/2018, Hàn Quốc phóng thử thành công Phương tiện phóng thử nghiệm KSLV để xác minh tính năng của động cơ chất lỏng được sử dụng cho KSLV-II.
Ngày 12/8/2021, Hội đồng không gian của Hàn Quốc thông qua kế hoạch phóng tên lửa vũ trụ Nuri vào tháng 10/2021.
Ngày 29/9/2021, Hàn Quốc xác nhận ngày phóng tên lửa Nuri vào ngày 21/10
Ngày 21/10/2021, tên lửa KSLV-II Nuri cất cánh.
Hy vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Creatrip qua email help@creatrip.com. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết sau! Theo dõi Creatrip để nhận được những thông tin mới nhất nhé!
Fb: Creatrip: Tổng hợp thông tin Hàn Quốc
Nguồn: Yonhap News, Yonhap News