logo
logo

Taegeukgi: Quốc kỳ Hàn Quốc và lịch sử hình thành bạn có thể muốn biết

Từ nguồn gốc của taegeukgi cho đến những thay đổi và các vấn đề gần đây!

Yujin Kim
3 years ago

Xin chào! Chúng mình là Creatrip! Cùng khám khá Hàn Quốc với chúng mình nhé!

Bạn có quen với lá cờ Taegeukgi của Hàn Quốc không? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, lịch sử và ý nghĩa của Taegeukgi. Với tư cách là một biên tập viên tiếng Hàn, mình sẽ cho bạn biết mọi thứ về lá cờ 'Taegeukgi' của Hàn Quốc!


Nguồn gốc của quốc kỳ Hàn Quốc

Lá cờ tượng trưng cho vua của triều đại Joseon (đảo Taigeuk Bagwado)

Quay ngược lại thời kỳ đầu tạo ra quốc kỳ Hàn Quốc, bạn có thể thấy rằng nó có nguồn gốc từ lá cờ tượng trưng cho vị vua của triều đại Joseon. Quốc kỳ Hàn Quốc được tạo ra vào ngày 22 tháng 5 năm 1882, dưới triều đại Joseon, tại lễ ký kết Hiệp ước Thương mại và Công nghiệp. Mỹ yêu cầu Hàn Quốc thiết kế quốc kỳ cho lễ ký kết này, nhưng khi đó, Joseon chỉ có một lá cờ tượng trưng cho nhà vua. Vì vậy, vào năm 1882, vua Gojong đã tham gia tạo nên Taegeukgi, sử dụng màu trắng đại diện cho người dân, màu xanh lam cho các quan chức và màu đỏ cho vua. Tại đây, ý kiến của vị quan đương chức thời đó là Kim Hong-jip đã được sử dụng, thêm họa vào tiết thái cực và bát quái, thông qua đó, thiết kế taegeukgi đầu tiên đã được ra đời.

Thiết kế của Taegeukgi do Hoa Kỳ công bố vào tháng 5 năm 1882, thời điểm ký kết Hiệp ước Bảo hộ với Hoa Kỳ 

Thiết kế đầu tiên được tạo ra vào năm 1882 để ký kết hiệp ước với Hoa Kỳ được tạo ra bởi Eung-joon Lee, người đã tạo ra Taegeukgi trên con tàu đến Hoa Kỳ và đây được biết đến là Taegeukgi đầu tiên cho đến ngày nay. Cùng năm đó, vào tháng 9 năm 1882, một phái đoàn ngoại giao được cử đến Nhật Bản cũng đã làm ra và sử dụng Taegeukgi trên một con tàu hướng về Nhật Bản. Do đó, lá quốc kỳ này đã được sản xuất và sử dụng theo lệnh của Vua Gojong vào thời điểm đó và chính thức được công nhận là 'Quốc kỳ Hàn Quốc' vào ngày 6 tháng 3 năm 1883. 


Lịch sử của Taegeukgi

Taegeukgi giai đoạn 1

Taegeukgi đầu tiên là lá cờ Joseon được tạo ra vào năm 1882, như đã giải thích trước đó. Chiếc Taegeukgi này được tạo ra nhân dịp kí hiệp ước với Mỹ, có hình dạng khác hẳn với Taegeukgi hiện tại, thứ tự và tỉ lệ của 4 quẻ cũng khác với hiện tại.


Taegeukgi giai đoạn 2

Đây là Taegeukgi được Hoàng đế Gojong trao cho Denny, một người Mỹ vào thời điểm năm 1885. Taegeukgi đầu tiên được tạo ra vào năm 1882, như đã đề cập trước đó, nhưng nó không được lưu trữ nên Taegeukgi vào năm 1885 là Taegeukgi lâu đời nhất của Hàn Quốc còn tồn tại. Sau đó vào năm 1981, con cháu của Denny đã giữ lại Taegeukgi này và mang nó trở về Hàn Quốc. Hiện nó được trưng bày tại Hội trường Độc lập, vì vậy bạn có thể đến xem.


Taegeukgi giai đoạn 3

Nhiều loại Taegeukgi khác nhau xuất hiện vào thời điểm đó/ Taegeukgi thứ ba được in chữ 'Đại Hàn độc lập' thay vì 4 quẻ.

Trong thời kỳ này, khi các tổ chức độc lập khác nhau được thành lập dưới thời thuộc địa Nhật Bản, hình dạng của Taegeukgi cũng đa dạng hơn. Nhiều loại Taegeukgi khác nhau được tạo ra mà không theo chuẩn, gây nhầm lẫn.


Taegeukgi giai đoạn 4

Đây là Taegeukgi được treo tại Paris Expo vào năm 1900. Điểm đặc trưng là hoa văn Taegeuk được sắp xếp ở bên trái và bên phải, bốn đường quẻ được sắp xếp theo hình dạng đan chéo (十) chứ không phải ở góc. Có thể thấy rằng cho đến thời điểm này, chưa có sự chính thức hóa hình dạng của lá cờ ở cấp chính quyền.


 Taegeukgi giai đoạn 5 
Quốc kỳ Hàn Quốc được chính phủ chính thức ban hành vào ngày 15 tháng 10 năm 1949. Đây là hình dạng hiện tại của Taegeukgi. Người ta nói rằng quốc kỳ do chính phủ ban hành sau giải phóng đã được quyết định sau nhiều cuộc thảo luận và thăng trầm của chính phủ. Khi đất nước mới được giải phóng, đã có nhiều ý kiến đưa ra một mẫu quốc kỳ mới, nhưng như trong giai đoạn 3 của Taegeukgi, người ta nói rằng một quốc kỳ mới có thể được tạo ra khi hai miền Nam - Bắc Triều Tiên thống nhất. Do đó, quốc kỳ theo thiết kế Taegeuk vẫn được lựa chọn.


Lý do tại sao không phải là 'cờ Hàn Quốc' mà là 'Taegeukgi'

Ở Hàn Quốc, là quốc kỳ được gọi là 'Taegeukgi '. Ở đây, 'Taegeuk' có nghĩa là hình tròn ở giữa Taegeukgi. Nếu bạn nhìn vào dữ liệu từ triều đại Joseon khi Taegeukgi đầu tiên được tạo ra, bạn có thể thấy rằng lá cờ của Hàn Quốc được gọi là 'Quốc kỳ Joseon' chứ không phải là Taegeukgi. Quốc kỳ được đặt theo tên của đất nước, 'Joseon' và quốc kỳ kết hợp lại thành 'Quốc kỳ Joseon'. Vậy thì, tại sao bây giờ lại là 'Taegeukgi' mà không phải là cờ Hàn Quốc hay cờ Joseon? 

Trên thực tế, sau khi quốc kỳ đầu tiên được tạo ra vào năm 1882, cho đến khi phong trào độc lập quốc gia diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1919, tên cờ Hàn Quốc là 'Quốc kỳ Joseon' trong khoảng 27 năm. Từ 'Taegeukgi ' bắt đầu xuất hiện khi 33 đại diện dân tộc tuyên bố độc lập vào ngày 1 tháng 3 năm 1919. Đổi thành 'Taegeukgi' là ý tưởng của các nhà hoạt động vì độc lập đã chiến đấu quyết liệt để giành độc lập từ Nhật Bản.

Trưa ngày 1 tháng 3 năm 1919, tại công viên Tapgol, Seoul, những người đọc Tuyên ngôn độc lập đều quyết định cùng một tay cầm quốc kỳ bước ra để đại diện cho nền độc lập của Hàn Quốc. Việc làm ra quốc kỳ của Joseon dưới sự kiểm soát của Nhật Bản là bất hợp pháp, để ngăn không cho cảnh sát Nhật Bản nhận ra, họ đã gọi quốc kỳ là 'Taegeukgi' và từ đó, tên 'Taegeukgi 'đã được sử dụng. Nó đã được sử dụng cho đến ngày nay để thay thế cho lá cờ Hàn Quốc.


Cấu tạo của Taegeukgi

Taegeukgi có nền trắng với hoa văn Taegeuk ở giữa và bốn vạch kẻ nằm ở các góc. Chúng ta hãy xem ý nghĩa của từng thứ nhé.

1. Nền màu trắng

Từ xa xưa, người Hàn Quốc đã coi màu trắng là màu thiêng liêng. Đó là lý do tại sao họ mặc rất nhiều quần áo trắng làm từ vải bông, vì vậy họ còn được gọi là 'dân tộc áo trắng'. Nền trắng của Taegeukgi này tượng trưng cho sự tươi sáng, thuần khiết và đặc điểm yêu chuộng hòa bình của  'dân tộc áo trắng' là người Hàn Quốc.


2. Hoa văn Taegeuk

Mẫu này trông tương tự như logo Pepsi-Cola, là mẫu Taegeuk đã được tổ tiên người Hàn Quốc sử dụng từ thời cổ đại.

Mẫu Taegeuk ở Hàn Quốc / Mẫu Tageuk trong triết học phương Đông

Đây là bản diễn giải lại kiểu mẫu Taegeuk của Hàn Quốc từ những tư tưởng Nho giáo và Tân nho giáo đã được truyền lại từ triều đại Joseon. Nếu nhìn vào màu sắc và họa tiết của hoa văn Taegeuk, bạn có thể thấy rằng màu đỏ và màu xanh được hòa hợp với nhau theo đường cong hình chữ S tạo thành hình tròn. Ở đây, màu đỏ tượng trưng cho 'dương' và màu xanh tượng trưng cho 'âm'. Điều này là chân lý của triết học phương Đông rằng mọi thứ trong vũ trụ đều hình thành và phát triển thông qua sự tương tác của âm và dương và tượng trưng cho 'pháp khí'.


3. 4 quẻ (Càn khôn cảm ly 乾坤坎離)

Khi vẽ Taegeukgi, đối với cả người Hàn Quốc và người nước ngoài, bốn quẻ này đều khó hiểu. Quẻ là một dấu hiệu tượng trưng cho các nguyên tắc của tự nhiên và con người. Quẻ là sự hài hòa của sự thống nhất, tập trung vào mô hình Taegeuk. Tất cả 4 quẻ có ý nghĩa khác nhau. Mỗi thành phần có nghĩa là 'Trời 乾 -Sky, Đất 坤 -Earth, Nước 坎 -Water, Lửa 離 -Fire'. Ngoài ra, tứ quy còn có nhiều ý nghĩa như đông, tây, bắc, nam, bố mẹ và con gái (gia đình), nhưng phổ biến nhất là so sánh với tự nhiên. Taegeukgi kết hợp từng yếu tố này, chứa đựng một tầm nhìn góp phần vào sự hòa hợp, thống nhất, hạnh phúc và hòa bình cho nhân loại.

TIP vẽ Taegeukgi!

Để vẽ một Taegeukgi chính xác, bạn cần biết tỷ lệ và màu sắc! Taegeukgi dựa trên tỷ lệ 3: 2 và bạn có thể vẽ theo quy tắc 1/4 khoảng cách của góc với mẫu Taegeuk ở trung tâm.

Ngoài ra, nếu bạn biết thông tin về màu sắc cần thiết thì ắt hẳn sẽ hữu ích hơn khi vẽ một Taegeukgi đúng không?

  • Nền (màu trắng): #FFFFFF 
  • Hoa văn Taegeuk (đỏ): # CD2E3A 
  • Hoa văn Taegeuk (xanh lam): # 0047A0 
  • 4 quẻ (đen): # 000000

Sau đây là mẹo nhớ vị trí của 4 quẻ, một yếu tố mà ngay cả người Hàn Quốc cũng mắc nhiều lỗi khi vẽ Taegeukgi. Phần này có thể trở nên dễ dàng hơn khi nhớ đến số lượng càn khôn khảm ly của Taegeukgi. Như trong hình trên, nếu bạn nghĩ về một hình chữ S nằm và vẽ nó theo thứ tự 3-4-5-6, tức là số nét, bạn sẽ trở thành một bậc thầy vẽ Taegeukgi!


Cách treo Taegeukgi (khi nào và như thế nào)

Thông thường, người Hàn Quốc treo cờ vào các ngày lễ cấp quốc gia: Samiljeol (1 tháng 3), Ngày lập hiến (17 tháng 7), Ngày giải phóng (15 tháng 8), Ngày quốc khánh (3 tháng 10), Ngày Hangeul (9 tháng 10) và Ngày thương binh liệt sĩ (6 tháng 6), Ngày lực lượng vũ trang (1 tháng 10).

Với tư cách là một biên tập viên Hàn Quốc thì theo kinh nghiệm của mình, đầu những năm 2000, vào những ngày lễ và kỷ niệm của đất nước, mình đã nhìn thấy khung cảnh của Taegeukgi trên mỗi tầng của các căn hộ. Nhận thức của người dân đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây. Thật khó để nhìn thấy gia đình và bạn bè xung quanh treo Taegeukgi vào các ngày lễ và ngày kỷ niệm của quốc gia. Nếu bạn xuống phố vào những ngày lễ, bạn vẫn có thể bắt gặp những ngôi nhà treo cờ Hàn Quốc nhưng chủ yếu người sống ở đó là những người lớn tuổi.

Trên thực tế, trong một cuộc khảo sát gần đây, cứ 3 người Hàn Quốc thì chỉ có 1 người trả lời rằng họ có Taegeukgi. Qua đây có thể thấy, trong những năm gần đây, quan niệm về việc treo cờ Hàn Quốc đã giảm đi rất nhiều.

Thay vào đó là sự xuất hiện của việc 'Treo cờ trên SNS'.

Khi việc sử dụng mạng xã hội trở nên tích cực hơn, nhiều người truyền tải ý nghĩa của lễ kỷ niệm bằng cách đăng hình ảnh lá cờ lên nguồn cấp dữ liệu SNS thay vì treo cờ bên ngoài nhà vào các ngày lễ. Cách tưởng niệm và kỷ niệm thông qua Taegeukgi đã thay đổi nhưng mình nghĩ tấm lòng hướng về đất nước vẫn vậy!


Ý nghĩa của Taegeukgi trong cuộc sống hiện đại

Như đã giới thiệu trước đây, Taegeukgi có một ý nghĩa sâu sắc, nhưng gần đây đã có một sự cố khiến ý nghĩa của nó mất dần. 'Taegeukgi' theo quan điểm của người Hàn Quốc, các từ khóa liên quan là lòng yêu nước, Ngày giải phóng, v...v..Tuy nhiên, trong 5 năm qua, đã có một nhận thức tiêu cực về Taegeukgi. Đó là vì một tổ chức có tên là 'Đội quân Taegeukgi'. Đây là những người Hàn Quốc theo chủ nghĩa cực đoan, họ thường xuyên ôm Taegeukgi, tháo khẩu trang ở Gwanghwamun và tổ chức các cuộc biểu tình, gây ra sự bùng phát dịch Corona 19 lần thứ 2 ở Hàn Quốc. Họ cầm Taegeukgi trên tay, gọi bản thân là những người yêu nước và sử dụng cái tên 'Đội quân Taegeukgi'.

Đội quân Taegeukgi phản đối cựu Tổng thống Park Geun-hye trước nguy cơ bị giam giữ

Tổ chức này đã sử dụng quốc kỳ để thể hiện màu sắc chính trị của nhóm, làm thay đổi tiêu cực hình ảnh chung của Taegeukgi trong lòng người dân Hàn Quốc. Thấy tiếc vì suy nghĩ của mọi người về quốc kỳ đã thay đổi do các vấn đề chính trị. Trong tương lai, thy vọng rằng sẽ có nhiều nhận thức tích cực hơn về Taegeukgi ở Hàn Quốc!

Trên đây là 1 vài thông tin về 'Taegeukgi' - lá quốc kỳ của Hàn Quốc. 

Hy vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Creatrip qua email help@creatrip.com. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết sau! Theo dõi Creatrip để nhận được những thông tin mới nhất nhé!

 Instagram: creatrip.vn  

 Fb: Creatrip: Tổng hợp thông tin Hàn Quốc