logo
logo
DEPRECATED_CloseIcon

Phân loại 4 loại tương truyền thống của Hàn Quốc mà bạn có thể đã ăn rất nhiều lần!

Danh sách các loại tương truyền thống có trong nhiều món ăn Hàn Quốc

HannaVu
4 years ago
Phân loại 4 loại tương truyền thống của Hàn Quốc mà bạn có thể đã ăn rất nhiều lần!-thumbnail
Phân loại 4 loại tương truyền thống của Hàn Quốc mà bạn có thể đã ăn rất nhiều lần!-thumbnail

Xin chào! Chúng mình là Creatrip! Cùng khám phá Hàn Quốc với chúng mình nhé!

Giống như Việt Nam hay sử dụng gia vị, mỳ chính, bột ngọt… trong các bữa ăn thì Hàn Quốc cũng có những loại gia vị riêng của quốc gia mình. Tiêu biểu nhất phải kể đến 4 loại tương truyền của Hàn Quốc. Ở bài viết này, hãy cùng mình phân loại 4 loại tương này và xem nó xuất hiện trong các món ăn nào nha!

« Tương ớt Hàn Quốc Gochujang »

Gochujang (고추장) là tương ớt và chắc chắc bạn đã nhìn thấy nó trong rất nhiêu món ăn Hàn Quốc. Gochu là ớt còn Jang là tương đậu. Gochujang có nhiều Vitamin B hơn cả doenjang và ganjang. Trong mỗi 100g, Gochujang chứa 5mg Vitamin C mỗi gam và 2,445mg carotene.

Gochujang được phát minh từ khi ớt du nhập từ Nhật Bản vào năm 1592, triều đại Chosun. Theo Jung-Bo-Sal-Lim-Kyung-Jae (증보 살림 경제) được viết vào năm 1766, Gochujang được làm từ đậu,có vị ngọt từ gạo nếp, cay từ ớt đỏ và mặn. Từ đó trở đi, việc làm Gochujang nhanh chóng trở nên phổ biến ở Hàn Quốc. Người Hàn rất hay sử dụng Gochujang để tạo vị và tạo màu cho món ăn.

Tương ớt Hàn Quốc Gochujang

Có khá nhiều loại Gochujang tuỳ vào nguyên liệu người ta dùng để làm nên loại sốt này. Các loại phổ biến nhất phải kể đến:

  • Gochujang gạo nếp: Loại sốt này được làm bằng cách trộn bột gạo nếp với bột đậu nành lên men ớt đỏ.
  • Kaoliang Gochujang: Gochujang được thêm kaoliang.
  • Gochujang lúa mạch: Gochujang được thêm lúa mạch, hay còn được gọi là Ssam-Jang (쌈장).
  • Gochujang lúa mì: Gochujang thêm lúa mì. Loại sốt này được sử dụng để cho vào canh, các món hầm và Jang-A-Jji (장아찌, Rau muối)
  • Gochujang đậu đỏ: Gochujang thêm đậu đỏ, được sử dụng trong Cho-Gochujang (초고추장) nhờ màu đỏ đẹp mắt của nó.

Các món ăn nổi tiếng Hàn Quốc có Gochujang gồm có

Bibimbap

Bibimbap Canh kimchi

Canh kimchi

Gà xào bắp cải


« Tương đậu lên men Hàn Quốc Doenjang »

Tương đậu lên men Hàn Quốc Doenjang

Doenjang là một loại tương đậu nành lên nen của Hàn Quốc. Nó có vị mặn, tương tự như tượng Miso của Nhật, được dùng để nêm nhiều loại đồ ăn khác nhau. Doenjang có từ hơn 2000 năm trước, vào thời Tam Quốc của Hàn Quốc, từ khoảng năm 57 trước Công nguyên đến năm 668 sau Công nguyên. Các cuốn sách từ triều đại Chosun nói rằng nếu Doenjang trong nhà có vị không ngon thì thức ăn cũng sẽ không ngon. Điều này cho thấy Doeanjang đã trở thành 1 loại gia vị quan trọng ở Hàn Quốc trong một thời gian dài. Tương đậu lên men Hàn Quốc Doenjang

Để làm doenjang truyền thống, đậu nành sẽ được trải qua một quá trình chế biến kỳ diệu: chúng được ngâm, đun sôi trong nước muối, giã, xay, đóng thành khối, phơi khô và treo lên để lên men. Sau đó chúng được rửa sạch, sấy khô và ngâm nước muối trong nồi đất nung. Cuối cùng, nó được nghiền để trở thành Doenjang. Phần chất lỏng còn lại trở thành ganjang, hoặc nước tương Hàn Quốc

Doenjang cũng có 1 số phiên bản khác nhau như Chungukjang, Makjang, Dambukjang, Bbamjang Bbagaejang, Patjang, Jipjang, Garoojang và Borijang. Mỗi loại được làm theo những phương pháp khác nhau hoặc vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ví dụ, Chungukjang được làm trong vòng hai đến ba ngày, trong khi các loại Doenjang khác mất nhiều thời gian lên men hơn. Patjang sử dụng đậu đỏ. Makjang thì được làm vào mùa xuân…

Các món ăn nổi tiếng Hàn Quốc phải có Doenjang gồm:

Canh đậu nành hầm Doenjang Jjigae

Canh đậu nành hầm Doenjang Jjigae

Gamjadang

Gamjadang


« Ssamjang »

Ssamjang

Loại tương tiêu biểu thứ 3 của Hàn Quốc phải kể đến Ssamjang. Ssamjang (쌈장) được biết đến nhiều nhất như một tương chấm thịt nướng của Hàn Quốc. Nó có vị cay nhẹ, hơi ngọt và mặn, kèm với đó là hương thơm của đậu nành. Ssamjang được làm bằng cách trộn tương đậu Hàn Quốc (doenjang) và tương ớt Hàn Quốc (gochujang), thêm vào các thành phần gia vị khác như tỏi, hành, mật ong/ đường, dầu mè,…

Do đó cách dùng Ssamjang chủ yếu là để chấm rau, thịt, ăn kèm với ssam. Mình đặc biệt thích ăn rau cải thảo chấm Ssamjang đó nha! À! 1 fact thú vị cho các bạn là để cho Ssamjang thêm sánh quyện và ngon hơn thì ở các cửa hàng thịt nướng họ thường trộn Ssamjang với nước ngọt Chilsung Cider.

Các món ăn nổi tiếng Hàn Quốc phải có Ssamjang

Bossam

Bossam

Thịt nướng

Thịt nướng

« Tương đen Chunjang »

Tương đen Chunjang

Jajang là một loại sốt đặc trưng của người Trung Quốc. Nó đã du nhập vào Hàn Quốc bởi các công nhân người Hoa đem theo để nấu ăn. Năm 1948, Wang Songsan, người Trung Quốc đến từ tỉnh Sơn Đông, đã sản xuất Chunjang đầu tiên của Hàn Quốc, được gọi là “Sajapyo Chunjang”. Sau này, vào giữa những năm 1950 người Hàn biến tấu lại loại sốt này, thêm vào caramel để tạo vị ngọt cho hợp với khẩu vị người Hàn. Do đó, Chunjang chính là phiên bản nước sốt jajang của Hàn Quốc. Vào những năm 1960, hương vị mới của Jajangmyeon xuất hiện với việc sử dụng hành tây. Vì vậy, có thể nói rằng Jajangmyeon hiện tại bắt đầu từ những năm 1960.

Tương đen Chunjang

Thành phần chính của Chunjang gồm đậu nành và bột mì. Đậu nành được lên men với bột mì và muối. Sau đó, chất tạo màu caramel được thêm vào. Chunjang chủ yếu được sử dụng để làm Jajangmyeon và đôi khi được sử dụng như gia vị để xào thịt.

Nó có vị mặn, ngọt và khá đắng. Ngoài phiên bản sốt thì ở Hàn Quốc cũng có phiên bản bột, rất dễ mang theo bên mình. Bạn chỉ cần hoà nước là có thể tạo thành sốt tương đen rồi.

Các món ăn nổi tiếng Hàn Quốc được làm với Chunjang

Jajangmyeon

Jajangmyeon

Jajangbab

Jajangbab

Trên đây là thông tin về 4 loại tương cơ bản xuất hiện trong nhiều món ăn Hàn Quốc. Bạn thích ăn loại nào nhất trong số này? Hy vọng bài viết này đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Creatrip qua email help@creatrip.com. Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết sau! Theo dõi Creatrip để nhận được những thông tin mới nhất nhé!

Instagram: creatrip.vn

Fb: Creatrip: Tổng hợp thông tin Hàn Quốc